Ngạc nhiên trước khả năng cải thiện các bệnh xương khớp từ gạo lứt

11/06/2020

Trong những năm gần đây, gạo lứt được sử dụng rộng rãi không chỉ bởi thành phần dinh dưỡng giàu có mà còn bởi loại gạo này có tác dụng chữa một số căn bệnh như: bệnh tim; bệnh hen suyễn; bệnh táo bón; bệnh tiểu đường và đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp. Tại sao gạo lứt lại có nhiều công dụng đáng ngạc nhiên như vậy?

Hãy ưu tiên chọn các sản phẩm tốt cho xương khớp như gạo lứt trong bữa ăn của bạn!

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo được tạo thành từ quá tình xay xát chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu ngoài cùng. Lớp cám gạo bao quanh hạt gạo được giữ lại nên gạo lứt giàu dinh dưỡng với thành phần vi chất phong phú như: tinh bột; chất đạm; chất béo; chất xơ; phytic; các vitamin (B1, B2, B3, B5, B6, M); canxi; sắt; kali; magiê; selen; glutathione; natri.

Qua xay xát, gạo trắng sẽ bị mất đi vitamin B3, vitamin B1, vitamin B6, Mangan và hầu hết chất xơ vốn có. Gạo lứt thì ngược lại, giữ được toàn bộ vitamin và khoáng chất đồng thời giữ được cả lớp dầu đặc biệt của lớp cám. Lớp dầu này được cho là vừa có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch lại vừa điều hòa được huyết áp cho cơ thể.

Gạo lứt là thức ăn tốt cho xương khớp

Công dụng của gạo lứt

Theo các nhà khoa học trong và ngoài nước, gạo lứt có nhiều công dụng đối với việc giữ gìn và phục hồi sức khỏe. Có thể kể đến một vài công dụng của loại gạo này như: giảm cân, chữa táo bón, chữa bệnh gout,…Đặc biệt, phải kể đến tác dụng chữa đau nhức xương khớp của gạo lứt. Cụ thể là:

Hỗ trợ giảm cân: Gạo lứt nhiều dưỡng chất nên ngoài bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế sự thèm ăn – nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân. Gạo lứt còn có thể hỗ trợ giảm cân do nó giúp chuyển hóa chất béo và tăng cường trao đổi chất; điều hòa lượng đường trong máu đồng thời giải độc đại trực tràng.
Hỗ trợ điều trị chứng táo bón lâu năm; hôi miệng, mồ hôi có mùi khó chịu: Chất xơ tiêu hóa là dưỡng chất quan trọng nhất trong việc phòng và điều trị chứng táo bón. Gạo lứt giữ nguyên được lớp vỏ cám và mầm gạo rất nhiều chất xơ. Lượng chất xơ có trong 100g gạo lứt là 3,5g, nhiều gấp 6 lần hàm lượng chất này trong 100g gạo trắng. Chính hàm lượng chất xơ tương đối lớn này có tác dụng trị táo bón và làm giảm mùi hôi cơ thể.
Trị bệnh gout và phong thấp: Theo đông y, các thành phần có trong gạo lứt được đánh giá là mang tính dương hóa. Người mang bệnh gout lại có tính âm hàn. Vì thế mà loại gạo này là một trong số những thực phẩm có khả năng điều trị bênh gout và phong thấp hiệu quả.

Tăng cường sinh lực, giảm căng thẳng, mệt mỏi: Nhóm vitamin B (B1, B2, B3, B6, B9, B12) là nhóm vitamin có hàm lượng cao nhất trong gạo lứt. Đây là nhóm vitamin cực kỳ có lợi cho hoạt động của các tế bào. Nó cũng tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, hệ tim mạch, giúp trí óc minh mẫn và tinh thần sảng khoái.
Hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần: Tiểu đêm nhiều lần là một trong số những biểu hiện của suy thận. Khi ăn gạo lứt, các chất thải như ure, creatinine sẽ giảm hẳn nên thận được giảm gánh nặng. Hơn thế, gạo lứt cung cấp một lượng lớn protein lành mạnh và các vi chất quan trọng nên cơ thể không lo bị thiếu hụt năng lượng và các acid amin cần thiết.
Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh thoái hóa khớp (loãng xương, nhức mỏi xương khớp, đau cột sống…): Canxi, magiê, kẽm, kali là 4 vi chất quan trọng trong sự hình thành, phát triển và bảo vệ sức khỏe hệ xương khớp; đặc biệt là điều trị bệnh loãng xương. Và cả 4 vi chất này đều có một hàm lượng tương đối lớn trong gạo lứt.

Các món ăn về gạo lứt bổ dưỡng và đơn giản cho người bệnh xương khớp

+ Cháo gạo lứt

Nguyên liệu gồm: 300g tôm, 200g phi lê cá hồi, 200g gạo lứt, tỏi tây tươi, hành tây, bông cải xanh, 1 lít nước dùng trong, gia vị.

Cách làm:

Rửa sạch và bóc vỏ tôm, chẻ sống lưng bỏ chỉ đen rồi dùng khăn lông thấm khô. Băm nhuyễn ½ lượng tôm, sau đó xào với dầu ăn, hành băm, tỏi băm. Rán vàng cá hồi rồi thái hạt lựu. Lần lượt thái lát mỏng, thái nhỏ hoặc thái miếng vừa ăn boa-rô, hành tây, bông cải xanh.
Gạo lứt vo sạch, nấu với nước dùng thành cháo, sau đó cho tôm, cá hồi vào nấu cùng. Bước cuối, nêm gia vị và cho boa-rô, hành tây, bông cải, phần tôm còn lại vào là hoàn tất.

+ Trà gạo lứt – vừa tốt cho xương khớp vừa tốt cho gan

Đổ 1kg gạo lứt vào chảo, rang đến khi có mùi thơm, hạt gạo đậm hơn, săn lại thì tắt bếp. Lưu ý dùng đũa đảo đều để hạt gạo không bị cháy.
Khi nấu nước uống, chỉ cần đong một cốc nước nhỏ với một cốc gạo lứt và 3 lít nước vào nồi, đun lửa nhỏ, thêm một thìa nhỏ muối, đun đến khi hạt gạo chín mềm, đợi nguội, lọc lấy nước là thành món trà gạo lứt.

BS Ngô Thị Phi Yến